Chắc hẳn, khi nói đến vấn đề giao tiếp thì sẽ có nhiều người e ngại, sự e ngại bộc phát từ bên trong tính cách mỗi người. Tuy nhiên, đã chấp nhận va chạm với xã hội ngoài kia thì nên học cách phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tự tin giao tiếp. Nên vậy, ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn biết cách để tự tin giao tiếp hơn. Cùng theo dõi nha.
Đầu tiên, tự tin trong giao tiếp là như thế nào?
Bạn cũng biết, tự tin trong giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, thêm nữa, việc tự tin giao tiếp giúp con người trở nên năng động và góp phần giải quyết được nhiều vấn đề khó. Tự tin giao tiếp là khi bạn dám truyền tải những tâm tư của mình vào từng câu nói và đem đến người đối diện thông tin hữu ích với giọng điệu trôi chảy, phong thái tự tin nhất.
Mình đã sử dụng những cách nào để tự tin giao tiếp?
Để tự tin giao tiếp trôi chảy, cùng khả năng nói trước đám đông thì mình đã trải qua một thời gian luyện tập dài và khó khăn. Khó khăn lớn nhất của mình là về giọng nói, bởi sinh ra và lớn lên ở tỉnh thuộc miền trung nên giọng nặng và khó nghe. Bên cạnh đó, mình lại thường xuyên nói nhanh và nói vấp khiến sự tự ti lấn áp sự tự tin, do đó mình không dám giao tiếp nhiều ở chốn đông.
Tuy nhiên, mình không muốn tình trạng kém tự tin giao tiếp diễn ra nữa!! Chính vì vậy, mình đã cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng những cách sau:
1. Tham gia nhiều hoạt động mang tính cộng đồng.
Đã là một cộng đồng thì sẽ có nhiều thành viên tham gia nên bạn dễ dàng đưa ra ý kiến giữa vô số người. Bên cạnh đó, bạn còn được học hỏi cách dẫn chuyện từ anh chị có chuyên môn cao, bạn dựa vào đó để bắt chước theo tác phong của họ. Qua đó, việc giao tiếp tự tin của bạn sẽ cải thiện hơn nhiều. Còn nữa, hãy tìm kiếm cơ hội giao tiếp với người khác cho dù là người lạ, tìm câu chuyện để mở lời với họ. Bạn nên lắng nghe và tương tác qua lại một cách chậm rãi để cuộc trò chuyện cuốn vào giúp bạn có hứng thú nói nhiều hơn.
2. Luyện nói trước gương
Đứng nói chuyện trước gương giúp bạn thể hiện cách nói tự tin nhất, bạn còn được quan sát qua gương xem khẩu hình cùng ngôn ngữ cơ thể khi nói đã ổn chưa, nếu chưa ổn bạn có thể sửa lại cho đến lúc ổn hơn. Hãy thoải mái nhất, hãy khai thác hết những tài năng bạn có thể làm. Một mình trong căn phòng, nhìn trước gương bạn được là chính mình, bạn không sợ ai thấy, cứ thế mà tập nói. Cách này, mình thường xuyên thực hiện nên đã tự tin hơn rất nhiều.
3. Học cách nói chuyện chậm rãi hơn.
Vấn đề nói nhanh khiến đối phương không nghe rõ, làm cuộc trò chuyện hay công việc đàm phán sẽ thất bại. Nói nhanh hiện lên nỗi sợ khi bạn cứ hấp tấp để hoàn thành việc nói, việc này tỏ ra bạn là người thiếu tự tin. Hơn nữa, nói nhanh còn để lại nhiều lỗi như: Lỗi về nói lắp, nói ngọng, phát âm sai.
Chính vì thế, học cách nói chậm rãi là việc giúp bạn nắn chỉnh từng chữ khi thành một câu nói, khi đó lời nói bạn phát ra sẽ có sức thuyết phục hơn giúp đối phương có cái nhìn tốt về bạn.
4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp
Ngôn ngữ cơ thể là bao gồm tay, ánh mắt, miệng, và mỗi cử chỉ một sẽ xây lên một thần thái nhất định giúp cho người nghe có thiện cảm hơn về bạn. Do đó, khi giao tiếp bạn nên ở tư thế thẳng người mắt nhìn thẳng để tập trung vào đối tượng muốn truyền tải thông tin, đồng thời nói to và dứt khoát tránh trường hợp ngập ngừng. Mình tin rằng, chỉ cần bạn biến những yếu tố đó thành thói quen thì việc giao tiếp diễn ra sẽ được trọn vẹn, hơn nữa còn nhận được sự mến mộ từ người đối diện. À, đừng quên gửi đến người nghe một nụ cười tỏa nắng đánh bay đi sự âu lo bạn nhé.
5. Tập trung nói đúng trọng tâm.
Việc nói đúng trọng tâm làm câu chuyện được trình bày rõ ràng và người nghe thấu hiểu nhanh hơn. Cho dù là cuộc giao tiếp cùng bạn bè thì cũng nên chỉn chu một chút, chỉn chu ở đây là khi bạn biến tấu một câu dài dòng đến độ lan man về thành câu ngắn nhưng chứa đựng hết hàm ý cần truyền tải. Nếu như đặt trường hợp của bạn vào người nghe thì chắc chắn bạn sẽ khó chịu khi người khác dẫn vòng quanh mới về nội dung chính đúng không!! Chính vì thế, hãy biết cách tóm gọn câu chuyện khi phô bày ở chốn đông người, khi làm đúng thì bạn cảm thấy tự tin và nhận được sự thiện cảm của mọi người đó.
6. Sử dụng giọng hơi trầm, ứng dụng giọng ở nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Ngoài những yếu tố mình đã nói thì tông giọng là một điều quan trọng nhất bạn cần chú ý. Bạn cần điều chỉnh tông giọng phù hợp với ngữ cảnh, nếu bạn phát biểu ở các hội nghị đông người thì tông giọng cần trầm và truyền cảm, làm người nghe thấy thân thuộc. Còn đối với những sự kiện sôi động thì bạn nên sơ hữu một tông giọng cao và vang, như thế mới khuấy động được sân khấu và tương tác tốt với khán giả.
Ngoài những cách mình đề xuất để luyện tập giao tiếp thì bạn có thể đọc thêm sách. Mình nghĩ cuốn sách này sẽ bổ ích với bạn: Sách Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ, bestseller 2017 về thành công giao tiếp. Mình sẽ review chi tiết ở bài viết sau.
Link mua sách tại: https://shorten.asia/WuexgmZu
Không ai sinh ra tự nhiên đã giỏi, cũng giống thế, việc giao tiếp tốt cần trải qua một thời gian dài. Mỗi ngày, hãy luyện tập từng bước một để thay đổi tư duy đến cách ứng xử, chỉ cần bạn áp dụng cách như mình nói thì khả năng giao tiếp bạn sẽ được cải thiện lên nhiều. Và bạn ơi, hãy thoát ra những rào cản vô hình hay hữu hình đang làm bạn chùn bước để phát triển bản thân từ việc nhỏ nhất nha.
Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm và lắng nghe những tâm tư mình thể hiện qua các bài viết. Mình biết rằng, một chút xíu hiểu biết của mình như là hạt cát ở sa mạc thôi. Nhưng, các bạn vẫn dành cho mình nhiều lời động viên sâu sắc, mình biết ơn về điều đó. Tất cả bài viết trong blog này là sự cố gắng nhỏ của mình. Nếu bạn đọc cảm thấy nội dung hữu ích hãy ủng hộ mình bằng một ly cafe, hay đơn giản là một lời bình luận ở cuối bài nhé.
Bạn có thể tặng mình ly cafe tại đây
Hoặc có thể chuyển qua tài khoản: 100868183060 Ngân hàng Vietinbank
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Hải Lý.
Hi vọng mình sẽ tập được cách giao tiếp trước đám đông sau khi tham khảo bài viết này. Cảm ơn ad nhiều.